Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh 2018 đã được ban hành

Thứ năm - 26/03/2020 21:47
Sau gần 09 tháng Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật này.
Nghị định hướng dẫn Luật cạnh tranh 2018 đã được ban hành

Vừa qua, Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh đã chính thức được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý như sau:

1. Kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác
Kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
b) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó;
c) Doanh nghiệp mua lại có một trong các quyền sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại;
- Quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại bao gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

2. Nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm doanh nghiệp liên kết) là nhóm các doanh nghiệp cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của một hoặc nhiều doanh nghiệp trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

3. Mức thị phần là giá trị bằng số của thị phần của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo Điều 10 Luật Cạnh tranh, ví dụ doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan là 30 phần trăm (30%) thì mức thị phần của doanh nghiệp đó là 30.

4. Tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan:
Tổng bình phương mức thị phần = S12 + S22 + …S(n)2
Trong đó: S1,...S(n) là mức thị phần tương ứng của doanh nghiệp thứ 1 đến doanh nghiệp thứ n.

Ví dụ: Trên cùng một thị trường liên quan có 3 doanh nghiệp có thị phần tương ứng là 30%, 30% và 40%. Tổng bình phương mức thị phần của 3 doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định là 302+302+402 = 3400.

5. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả:
- Khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự.
- Khi cần thiết, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp như sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
+ Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.

6. Xác định khả năng thay thế về cung
Khả năng thay thế về cung là việc các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ có khả năng gia tăng sản lượng, số lượng bán hoặc các doanh nghiệp khác bắt đầu hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó trong thời gian dưới 06 tháng mà không có sự tăng lên đáng kể về chi phí nếu giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên từ 5% đến 10%.

7. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế:
Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Xem thêm toàn bộ văn bản trên tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Nghi-dinh-35-2020-ND-CP-huong-dan-Luat-Canh-tranh-398083.aspx

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

NGUYỄN & BROTHERS LAW FIRM

Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trở thành công ty luật hàng đầu với các cam kết về chất lượng và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Cùng với đó, giá trị cốt lõi của chúng tôi là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự cởi mở và trung thực, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
zalo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây