"Thừa phát lại" và những điều cần biết?

Thứ năm - 09/03/2023 08:00
Hiện nay, Thừa phát lại đóng vai trò rất quan trọng giúp bổ trợ cho hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm về hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ đối với người dân hay thậm chí là các cơ quan, tổ chức. Hãy cùng NBLaw tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến hoạt động "Thừa phát lại" thông qua bài viết dưới đây.
"Thừa phát lại" và những điều cần biết?
Tại Việt Nam, chế định về "Thừa phát lại" được cụ thể hóa qua Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
 

Thừa phát lại là ai?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
 

Thừa phát lại là ai?
 

Thừa phát lại làm những công việc gì?

Thừa phát lại sẽ thực hiện những công việc sau đây: 

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định;

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định.
 

Công việc của Thừa phát lại
 

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Thừa phát lại sẽ không được thực hiện những công việc sau đây:

- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

- Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng;

- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
 

Thừa phát lại không có quyền làm gì?

- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;

- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
 

Thừa phát lại không được quyền làm gì?

Hy vọng từ những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của mọi người về thuật ngữ "Thừa phát lại" trong hoạt động tư pháp tại Việt Nam. 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

NGUYỄN & BROTHERS LAW FIRM

Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trở thành công ty luật hàng đầu với các cam kết về chất lượng và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Cùng với đó, giá trị cốt lõi của chúng tôi là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự cởi mở và trung thực, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
zalo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây