Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào năm 2023?
Căn cứ từ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và chính sách tăng lương cơ sở nên những quy định về Bảo hiểm xã hội từ năm 2023 cũng những thay đổi đáng kể, tác động lớn đến quyền lợi của người lao động. Hãy cùng NBLAW tìm hiểu về những chính sách mới sẽ có hiệu lực vào năm 2023 về các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bài viết sau đây.
Điều cơ bản đầu tiên là theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1/7/2023, tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi, cụ thể:
-Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở.
Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày. Đồng thời mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dựa theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội: "Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con". Và mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.
-Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 1/7/2023 là 540.000 đồng/ngày,
-Trợ cấp = 5 * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) * 0,5 * Mức lương cơ sở
Vậy nên tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.
Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định :
-Trợ cấp/tháng = 30% * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) * 2% * Mức lương cơ sở
Suy ra tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà quay trở lại làm việc, trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày. Mức hưởng dưỡng sức sau điều trị mỗi ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật sẽ là 540.000 đồng/ngày.
-Trợ cấp 1 lần = 36 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp này sẽ là 64,8 triệu đồng.
-Trợ cấp mai táng = 10 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng.
Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức trợ cấp tuất hàng tháng :
- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng mỗi tháng sẽ được nhận khoản trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.
- Các trường hợp còn lại mỗi tháng sẽ nhận được khoản trợ cấp bằng 50% mức lương cơ sở.
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp tuất hàng tháng là 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng. Mức trợ cấp của các trường hợp còn lại sẽ tăng lên 900.000 đồng/tháng.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin sự thay đổi quy định về các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ năm 2023. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho bạn.
-
Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ ốm đau
-Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở.
Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày. Đồng thời mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dựa theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội: "Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con". Và mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.
-
Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
-Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 1/7/2023 là 540.000 đồng/ngày,
-
Mức trợ cấp một lần và hàng tháng khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
-Trợ cấp = 5 * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) * 0,5 * Mức lương cơ sở
Vậy nên tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.
Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định :
-Trợ cấp/tháng = 30% * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) * 2% * Mức lương cơ sở
Suy ra tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.
-
Mức trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà quay trở lại làm việc, trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày. Mức hưởng dưỡng sức sau điều trị mỗi ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật sẽ là 540.000 đồng/ngày.
-
Mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
-Trợ cấp 1 lần = 36 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp này sẽ là 64,8 triệu đồng.
-
Trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng
-Trợ cấp mai táng = 10 * Mức lương cơ sở
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng.
Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức trợ cấp tuất hàng tháng :
- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng mỗi tháng sẽ được nhận khoản trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở.
- Các trường hợp còn lại mỗi tháng sẽ nhận được khoản trợ cấp bằng 50% mức lương cơ sở.
Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp tuất hàng tháng là 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng. Mức trợ cấp của các trường hợp còn lại sẽ tăng lên 900.000 đồng/tháng.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin sự thay đổi quy định về các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ năm 2023. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho bạn.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NGUYỄN & BROTHERS LAW FIRM
Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trở thành công ty luật hàng đầu với các cam kết về chất lượng và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Cùng với đó, giá trị cốt lõi của chúng tôi là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự cởi mở và trung thực, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.