BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH THÌ CẦN LÀM GÌ, BÁO CHO AI?
Tổng đài về "Bạo lực Giới - Bạo lực gia đình" (024) 3333 55 99;
Tổng đài bảo vệ trẻ em 111;
Đường dây nóng 1800 1768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực;
Thứ hai, nạn nhân của bạo lực gia đình cũng có thể tìm sự giúp đỡ, nơi lánh nạn tại:
Ngôi nhà Bình yên, thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Ngôi nhà Bình Yên và Tổng Đài 1900 96 96 80 cung cấp sự hỗ trợ 24/7 đối với phụ nữ và trẻ em.
Địa chỉ: Tầng 4, Nhà B, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thứ ba, việc nhận biết những dấu hiệu của sự bạo hành là vô cùng quan trọng. Những vết bầm dày đặc trên cơ thể, trạng thái tâm lý sợ sệt, dễ bị kích động, thái độ xa lánh đám đông là những dấu hiệu cơ bản nhất của một nạn nhân đang bị bạo lực gia đình. Khi phát hiện những người xung quanh chúng ta có những dấu hiệu này, hãy ngay lập tức tìm hiểu tình huống của họ, trấn an người bị hại và tìm đến cơ quan chức năng gần nhất để báo cáo.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học.
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
e) Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định nêu trên thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin.
2. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 21 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BẢO VỆ, HỖ TRỢ NGƯỜI BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
► Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
► Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
► Cấm tiếp xúc;
► Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
► Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
► Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
► Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
► Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
► Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
► Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
🔥 PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, MỌI GIA ĐÌNH VÀ TOÀN XÃ HỘI 🔥
_________________________________________________
Liên hệ để được giải đáp nhanh nhất các vấn đề pháp lý của bạn:
✨CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN & BROTHERS✨
🏫Trụ sở: 84-86, Nguyễn Trường Tộ, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
🏫VPGD:25/2 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
☎️Hotline: (028) 6682 7999
💥Zalo: 0938398727
📧Email: info@nblaw.vn
🌎Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenandbrotherslawfirm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn